Từ những năm 1980 các hãng sản xuất thiết bị nổi tiếng như: Hilti, Bosch, Dewalt, Ken… đã sáng chế ra máy khoan rút lõi ( Máy khoan mũi hợp kim) phục vụ cho các công trình xây dựng, cầu đường, cơ điện lạnh, phá dỡ công trình...
- Ở Việt Nam, những năm 1995 mới bắt đầu xuất hiện máy khoan rút lõi. Trước đó, các công việc chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp đục phá bê tông… ảnh hưởng đến kết cấu xung quanh mà hiệu quả công việc rất thấp.
- Mũi khoan hợp kim có các đường kính khác nhau: D45mm, D50mm, D60mm, D90mm, D125mm, D150mm, D200mm, D250mm, D300mm, D350mm, D400mm, D500mm.
Bất kỳ thiết bị gì khi được áp dụng vào thi công thực tế cũng cần phải nắm bắt được những quy trình kỹ thuật cơ bản của nó để sử dụng thành thục và đem lại hiệu quả công việc cao nhất.
Trong thi công khoan rút lõi cũng vậy, mỗi thiết bị khoan sẽ có những đặc tính riêng và kỹ thuật thi công cũng khác nhau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!.
Khoan rút lõi bê tông tại Hà Nội có rất nhiều đơn vị, tuy nhiên một đơn vị đạt chuẩn, thi công chuyên nghiệp cần phải có quy trình khoan rút lõi đúng theo các trình tự mới có thể mang đến hiệu quả cao cho công việc.
Bước 1: Định vị lỗ khoan chính xác
Đây là việc mà bất cứ đơn vị nào cũng cần thiết phải làm. Việc định vị lỗ khoan giúp cho việc khoan chính xác, đây là công việc rất quan trọng, giúp việc khoan được đúng vị trí cần khoan. Tâm của lỗ khoan được đánh dấu bằng mực chống ướt theo dạng chữ thập.
Bước 2: Bắt giữ chân đế
Đây là khâu cũng quan trọng không kém, các đơn vị thường dùng tắc kê nở để giữ chân đế. Tắc kê cần được bắt chặt nhằm đảm bảo chân đế được vững chắc, nếu vị trí mặt bằng khoan gồ gề, có thể sử dụng bulông chống kênh để chân đế có thể cân bằng trở lại.
Bước 3: Lắp ráp máy và cố định máy
Sau khi đã bắt giữ chân đế chắc chắn xong, cần tiến hành lắp ráp máy và mũi khoan để định vị đúng tâm lỗ. Chú ý chân đế sẽ chỉ được siết chặt sau khi mũi khoan rút lõi bê tông đã được định vị đúng vị trí tâm lỗ cần khoan.
Bước 4: Thi công khoan
Đây là công việc quan trọng nhất, nên cho máy di chuyển chậm( nhất là với các mũi khoan mới). Khi mũi đã ăn sâu vào bê tông khoảng 2cm thì tiến hành ép chậm máy khoan tiến sâu vào bê tông. Khi mũi chạm sắt nên cho di chuyển chậm nhằm đảm bảo tốc độ quay của máy ổn định hơn.